Vòng cấm địa trong bóng đá là gì và nguyên tắc khi chơi?

Bóng đá là một trong những môn thể thao trí tuệ phát triển rộng rãi trên nhiều quốc gia và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu không phải người am hiểu về bóng đá có lẽ nhiều người không biết về vòng cấm địa. Để hiểu chi tiết về luật chơi cũng như các lưu ý anh em có thể tham khảo những thông tin hữu ích được 2BONG chia sẻ thông qua bài viết dưới đây.

Khái niệm cơ bản về vòng cấm địa là gì?

Vòng cấm địa bóng đá là 1 khu vực không thể thiếu trong cấu tạo của một sân bóng đá. Đó là hai hình chữ nhật được vẽ trước mỗi khung thành gọi là vòng cấm và khu vực cầu môn. Khu cấm địa có đường kẻ ngang song song với đường biên ngang, cách đường biên ngang 16m50 và có chiều dài 40,3m. Nối đường kẻ ngang này với đường biên ngang là hai đường kẻ dọc như vậy tạo thành khu vực cấm địa.

Bên trong khu cấm địa sẽ được bố trí điểm đá phạt đền cách khung thành 11m. Vòng cung ngoài mỗi khu cấm địa được lấy từ chấm 11m làm tâm, bán kính 9,15m để xác định vị trí của các cầu thủ không thực hiện phạt đền.

Một cầu thủ nếu bị phạm lỗi trong vòng cấm địa, hoặc cố tình chơi bóng bằng tay trong khu vực này sẽ bị trọng tài thổi phạt. Những pha đá phạt đền sẽ được trọng tài quyết định nếu cầu thủ đối phương bị phạm lỗi trong vòng cấm. Thông thường những pha đá phạt này rất nguy hiểm vì tỷ lệ ghi bàn thắng rất cao.

Thuật ngữ vòng cấm địa là gì?
Thuật ngữ vòng cấm địa là gì?

Cấu tạo chi tiết của một sân bóng đá

Ngoài vòng cấm địa, sân bóng đá còn được cấu tạo bởi các đường giới hạn, vòng tròn giữa sân, khung thành và cột dọc mà anh em nên biết như:

Các đường giới hạn sân

Các đường giới hạn trên sân hay còn gọi là vòng cấm địa có tác dụng giúp phân biệt được từng khu vực trên một sân bóng đá. Cụ thể trên một sân bóng đá bao gồm 6 đường giới hạn và các đường cụ thể như sau :

  • Bao gồm 2 đường biên dọc theo chiều dài của sân
  • Bao gồm 2 đường biên ngang đánh dấu giới hạn chiều dài sân.
  • Không thể thiếu 1 đường giữa sân nằm theo chiều ngang của sân, chia sân thành hai phần bằng nhau.
  • Tiếp đó là 1 đường tròn nằm ở giữa sân, được đường giữa sân chia là 2 phần bằng nhau.

Khu vực cầu môn

Theo quy định khu vực cầu môn này được đánh dấu bằng 2 đường thẳng song song bắt đầu từ cột dọc 5m50. Yêu cầu của hai đường này đó là phải vuông góc với đường biên ngang đồng thời nối liền hai đường thẳng đó với nhau. Khu vực diện tích phía trong nằm trong những đường vừa vạch và đường biên ngang này được gọi là cầu môn.

Xem thêm >> Vua bóng đá là ai? Lý do Pele được vinh danh vua bóng đá

Vị trí phạt đền – Vòng cấm địa trong bóng đá

Như anh em đã biết đây là khu vực được xác định theo điểm cách cột dọc 16m50 tính từ đường biên ngang, chúng ta có 2 đường kẻ song song được kẻ. Hai đường này sẽ phải vuông góc với đường biên ngang. Có chiều dài là 16m50 và được nối liền 2 đường thẳng đó, kết hợp với đường biên ngang chúng ta sẽ có được khu vực phạt đền. ( Khu vực phạt đền này cũng được gọi là vòng cấm địa, vùng cấm địa trong bóng đá )

Phía trong khu vực phạt đền là nơi các cầu thủ thực hiện các quả đá phạt, bởi thế chúng ta cần xác định thêm điểm đá phạt đền. Điểm này thường có đường kính 22cm, nằm cách đường biên ngang 11m. Các cầu thủ sẽ thực hiện các quả phạt đền trên đường tròn bán kính 9m15 với tâm là điểm phạt đền.

Khu vực cột cờ góc

Là vị trí ở 4 góc sân hay điểm giao của các đường biên dọc, biên ngang. Tại các vị trí này sẽ được cắm một cột cờ cao tối thiểu 1m50, không có đầu nhọn. Một vài trường hợp đặc biệt cờ góc có thể cắm ở bên ngoài đường giữa sân, cách 2 đường biên dọc.

Cung phạt góc được xác định như thế nào?

Được xác định bởi điểm cắm cờ góc và lấy điểm cắm cờ góc làm tâm. Tiếp đó ta kẻ vào sân ¼ đường tròn có bán kính 1m, khu vực này chính là nơi các cầu thủ đặt bóng để thực hiện pha phạt góc.

Bố cục của một sân bóng và vòng cấm địa 
Bố cục của một sân bóng và vòng cấm địa

Những điều cần lưu ý ở vòng cấm địa bóng đá là gì?

Để tránh những pha phạt đền không đáng có các cầu thủ cần thực sự lưu ý tới giới hạn của vòng cấm địa bóng đá. Cũng như chơi một cách văn minh để không phạm luật hoặc trang bị cho mình một kiến thức luật bóng đá đầy đủ như:

  • Khi cầu thủ vô tình đá hay cố tình đá vào cầu thủ đối phương sẽ bị trọng tài thổi phạt.
  • Tranh bóng vô tình ngáng chân hay cố tình ngáng chân đối phương.
  • Bị thổi phạt khi nhảy lên người đối phương.
  • Khi cố ý giữ đối phương hay kéo áo đối phương.
  • Cầu thủ có hành động cắn hay nhổ nước bọt tới đối phương.
  • Xô đẩy người cầu thủ của đối phương ở trên sân và cả trong vòng cấm địa đề tối kỵ.
  • Đặc biệt điều cấm kỵ nhất đó chính là dùng tay chơi bóng.

Kết luận

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích giúp anh em hiểu rõ về vòng cấm địa cũng như có cái nhìn tổng quan về khái niệm này. Ngoài ra là những kinh nghiệm xương máu giúp anh em tránh mắc sai lầm trong khu vực vòng cấm này.