Sân Emirates – Pháo đài của những khẩu thần công Arsenal

Sân Emirates là sân nhà của câu lạc bộ Arsenal và được đánh giá là một trong những sân vận động lớn nhất tại Anh. Vậy sân bóng này có những điểm gì hấp dẫn và thu hút người hâm mộ. Những thông tin được 2BONG chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về sân vận động này.

Sân Emirates là gì?

Sân Emirates được gọi với tên gọi Ashburton Grove và tên gọi này được đặt theo tên khu phố mà ban lãnh đạo đội bóng đã mua lại. Khu đất mà đội bóng này mua lại là khu đất của một công ty bất động sản công nghiệp và xử lý chất thải. Tháng 10/ 2004, sân vận động chính thức được gọi với tên Emirates. 

Tên gọi này được đặt theo tên của hãng hàng không Emirates Airline và đây cũng là nhà tài trợ chính cho câu lạc bộ Arsenal xây dựng sân vận động. Sân vận động Emirates của câu lạc bộ Arsenal hiện là một trong bốn sân vận động lớn nhất ở Anh với sức chứa hơn 60.000 chỗ ngồi.

Thông tin chi tiết về sân Emirates:

  • Tên đầy đủ: Emirates Stadium.
  • Năm khánh thành: ngày 22 tháng 7 năm 2006.
  • Kích thước sân: 105m x 68m.
  • Vị trí: Hornsey Rd, London, United Kingdom.
  • Sức chứa: 60,704 chỗ ngồi.
  • Chi phí xây dựng: £390 triệu.

Hoàn cảnh ra đời của sân Emirates

Vào giai đoạn cuối thập niên 90, khi sân vận động Highbury với sức chứa 38.542 đã không đáp ứng đủ chỗ ngồi và khiến cho câu lạc bộ Arsenal phải từ chối hơn 20.000 đơn đặt vé – một khoản doanh thu không hề nhỏ cho câu lạc bộ. Vậy nên ban lãnh đạo Câu lạc bộ Arsenal quyết định chuyển đội bóng đến một sân vận động mới. Huấn luyện viên Arsene Wenger đã mô tả đây là một “quyết định lớn nhất trong lịch sử Arsenal” kể từ khi Herbert Chapman được bổ nhiệm.

Năm 2000, câu lạc bộ đã lựa chọn được một địa điểm lý tưởng – Ashburton Grove cách sân Highbury vài trăm mét. Một năm sau đó kế hoạch xây dựng chính thức được công bố và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003. Thế nhưng do khó khăn về tài chính phải đến năm 2006 sân Emirates mới hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng.

Hoàn cảnh ra đời của sân Emirates
Hoàn cảnh ra đời của sân Emirates

Kiến trúc của Sân vận động Emirates

Sân vận động Emirates được thiết kế theo hình một chiếc bạt khổng lồ với tất cả 4 tầng. Ý tưởng thiết kế ban đầu của sân vận động Emirates này dựa vào hình ảnh của một chiếc đĩa bay. Sân bóng Emirates không chỉ có vẻ đẹp hiện đại mà nó còn rất tinh tế, đẳng cấp và nó xứng đáng là một trong những sân vận động hàng đầu thế giới.

Năm 2009, sân Emirates đã được xây dựng với tên gọi “Arsenalisation” với mục đích khôi phục lại những di sản lịch sử của câu lạc bộ. Sau quá trình khôi phục, tất cả những di sản lịch sử này được kết hợp với lối kiến trúc độc đáo có sẵn của sân Emirates. Nó đã tạo nên sự khác biệt của sân bóng đối với những sân vận động khác.

Phía Bắc và Đông Nam của sân vận động này được lắp đặt hai màn hình chiếu khổng lồ. Hai chiếc màn hình này giúp cho những cổ động viên trên sân có thể nhìn rõ hơn những hình ảnh trên sân bóng. Khu vực phía Đông Bắc của sân vận động Emirates chính là khu văn phòng của câu lạc bộ và nơi này được đặt theo tên sân vận động cũ của đội bóng là Highbury House.

Không chỉ có vậy mà phía bên trong sân vận động còn có một bảo tàng lịch sử của đội bóng. Nơi đây đặt những chiến tích của đội bóng đã có được trong suốt thời gian thi đấu. Bảo tàng này được mở cửa từ năm 2006 và đây cũng là năm sân Emirates chính thức được đưa vào sử dụng.

Xem thêm >> Hé lộ những sự thật về sân Santiago Bernabéu

Những cột mốc đáng nhớ của sân Emirates

Ngày 22/07/2006 đó cũng chính là ngày mà Arsenal được đá trận đầu tiên ở sân vận động Emirates khi tiếp đón đội Ajax Amsterdam. Trận đấu giao hữu này đã được cho là đáng nhớ khi mà Arsenal có được màn lội ngược dòng tuyệt vời và mang về chiến thắng 2-1. Klass – Jan Huntelaar là người đầu tiên ghi bàn ở sân Emirates. Còn bên này chính tuyến thì Thierry Henry đó chính là người ghi bàn đầu tiên cho ngôi nhà mới của họ.

Ngày 1/9/2016: Arsenal đã có được trận đấu đầu tiên của mình ở ngôi nhà mới trong lượt trận đấu thuộc giải Ngoại hạng Anh khi tiếp đón đối thủ Aston Villa. Trận đấu đã có được ở trong một kết quả hòa 1 – 1 và Olof là người ghi bàn cho đội khách.

Trận thua đầu tiên của Arsenal đã bị dính ở sân vận động Emirates đó chính là trận thua 0 – 1 trước đối thủ West Ham United ở trong ngày 7/4/2007. Trận đấu này đã ghi được nhiều dấu tích khi đây là trận đấu thứ 23 của Arsenal ở sân mới còn West ham thì cũng đã là Câu lạc bộ cuối cùng đã đánh bại được pháo thủ ở trên sân nhà cũ ở trong ngày 1/2/2006.

Những cột mốc đáng nhớ của sân Emirates
Những cột mốc đáng nhớ của sân Emirates

Kết luận

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp các bạn hiểu chi tiết về sân Emirates. Có thể thấy đây là một trong số những sân vận động có quy mô lớn và mang đến cho người hâm mộ nhiều trận đấu hấp dẫn.